”BÍ KÍP” CHO CHUYẾN ĐI TÌNH NGUYỆN VÙNG CAO AN TOÀN

Để có được một chuyến đi tình nguyện ý nghĩa vào mùa đông tại các vùng núi cao thì ngoài lòng nhiệt huyết, đam mê tình nguyện của các bạn trẻ thì những kiến thức, kỹ năng sẽ là “cẩm nang” gối đầu không thể thiếu đối với tình nguyện viên trước những chuyến đi xa.

Ngày đăng: 29-09-2016

1,281 lượt xem

Bí kíp cho chuyến đi tình nguyện vùng cao an toàn.

Bí kiếp cho chuyến đi tình nguyện vùng cao an toàn

1. Tìm hiểu trước địa điểm sẽ đến

Sẽ không bao giờ là thừa khi chúng ta tìm hiểu trước thông tin địa điểm sắp đến để tham gia tình nguyện. Những câu hỏi như: địa điểm ấy là vùng núi cao hay bản làng giáp biên giới? Đời sống người dân ở đó như thế nào, thời tiết ra sao? Tập tục văn hóa của những người dân đó?... Đối với những thông tin này các tình nguyện viên có thể dễ dàng truy cập mạng interner để tìm hiểu hay nhờ người thân, bạn bè đang sống ở khu vực đó có thể hỗ trợ tư vấn, giải đáp.
Những thông tin khi tìm hiểu được sẽ giúp cho mỗi tình nguyện viên linh động hơn và an tâm hơn để có thể chuẩn bị những bước tiếp theo của chuyến đi.

2. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết trước khi lên đường
Những chuyến đi tình nguyện vùng cao vào mùa đông thường kéo dài khoảng 2 - 3 ngày cho một chương trình tổ chức. Vì vậy những vật dụng cá nhân và hành lý mang theo cho các ngày cũng phải đảm bảo quá trình sinh hoạt.

- Tư trang hành lý cá nhân:

Balo du lịch: Không nên dùng loại quá to hoặc quá cồng kềnh, nên dùng loại có dây đeo thắt ngang lưng để cố định ba lô giúp quá trình di chuyển dễ dàng hơn.

Quần áo: Sẽ rất là khó khăn nếu như các bạn không mang theo khăn ấm và áo ấm khi lên vùng cao vào mùa đông này. Những cái rét 5 độ C – 10 độ C sẽ khiến cho các bạn phát ốm và lạnh cóng. Kèm theo đó là những thư như: quần áo nhỏ, tất, găng tay các bạn nên đem nhiều, để còn thay khi bị ướt do mưa gió. Khăn quàng cổ, mũ đội đầu, găng tay bảo hộ cũng là những vật dụng không thể thiếu.

Kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, xà phông, đèn pin, bật lửa, giầy, dép…cũng sẽ là những vật dụng quen thuộc mỗi ngày của các bạn và trong cả chuyến đi tình nguyện cũng vậy, nên bỏ chúng vào một ngăn nhỏ bên ngoài ba lô để tiện lấy và sử dụng mỗi ngày.

Lương thực: Để phòng việc không quen với các thức ăn vùng cao thì bạn cần chuẩn bị sẳn thêm cho mình một ít bánh kẹo, lương khô, nước uống, mì ăn liền, C sủi… để có thể “kịp thời chữa cháy” trong mọi hoàn cảnh và đôi khi nó còn có tác dụng khác.

- Các đồ dùng, vật dụng khác

Thuốc chống say xe, băng dán, dụng cụ y tế… cũng cần cho các trường hợp xấu có thể xảy ra, ở đây tình nguyện viên nên phối hợp cùng với nhóm hoặc tình nguyện viên đi cùng để tiện chuẩn bị.

3. Nên biết lịch trình chặng đường

Copy một tờ lịch trình chặng đường đi kẹp vào bên balo để linh động biết được tiến trình cụ thể đó cũng là việc cần chuẩn bị trước.
Và cũng sẽ là thiếu nếu chúng ta quên hoặc không mang theo cuốn sổ nhỏ, cây bút, máy nghe nhạc, máy chụp ảnh hay điện thoại… để ghi lại lịch trình và nhật ký của chuyến đi. Sẽ thú vị nếu sau này chúng ta sẽ xem lại nó qua những vật dụng ấy.

HOT LINE - 0931 427 817
Website: Http://balohieu.com.vn/

Địa chỉ48a đường Dương Thị Mười, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, tp Hồ Chí Minh
Email: thunhoibonganthi@gmail.com

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
DMCA.com Protection Status